Insight là gì? Phương pháp nghiên cứu insight hiệu quả
Insight là gì? Phương pháp nghiên cứu insight hiệu quả
Hiện nay, với sự bùng nổ về nguồn dữ liệu thông tin của khách hàng, đã giúp cho doanh nghiệp có nhiều cơ hội hơn để tiếp cận với các loại thông tin. Tuy nhiên, việc biến những thông tin trở thành chiến dịch Marketing hiệu quả, có khả năng thu hút sự chú ý của người tiêu dùng hay không, lại là một chuyện không hề đơn giản. Nếu muốn thành công làm được việc này, bắt buộc các Marketer cần phải hiểu rõ insight của khách hàng tiềm năng. Vậy thì thực ra insight là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cụ thể hơn về vấn đề này trong bài viết bên dưới nhé!
Insight là gì?
Insight hay gọi cách khác là customer insight là khái niệm chỉ về sự thật ngầm hiểu khách hàng. Tức là sự thấu hiểu về hành vi và xu hướng, ẩn sâu bên trong tiềm thức của khách hàng dù cho họ không nói ra. Nếu như biết cách tận dụng phương pháp này, doanh nghiệp sẽ gây được ấn tượng và tạo ra sức hút khiến khách hàng cảm thấy hứng thú với thương hiệu. Hơn thế nữa, còn thúc đẩy họ mong muốn được trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.
Hiểu một cách khác thì customer insight không phải là sự thật hiển nhiên phải xảy ra. Mà customer insight là sự thật ngầm hiểu, không giống như việc trái đất luôn xoay quanh mặt trời là điều tất yếu. Để tạo ra insight chất lượng thì quan sát là yếu tố cực kỳ quan trọng. Nhưng nhìn chung thì nó vẫn chỉ được xem là một điểm dữ liệu để xem xét. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần theo dõi thêm về khách hàng, để tìm ra những lý do thực sự đằng sau hành vi đó của người tiêu dùng. Hãy nhớ rằng, khi muốn tìm hiểu một sự thật ngầm hiểu thông qua một sự thật hiển nhiên, chúng ta luôn phải đặt câu hỏi “Tại sao?”
Insight được xem là một sự thật về khách hàng sẵn có, chỉ có điều là chưa có người khai thác. Với sự phát triển về công nghệ như hiện nay, chúng ta có thể thu thập insight thông qua dữ liệu (data). Dựa vào đó có thể điều chỉnh các phương thức kinh doanh phù hợp, đáp ứng được nhu cầu thực tế của khách hàng.
Ứng dụng của customer insight trong kinh doanh
Customer insight có rất nhiều ứng dụng vào các chiến lược phát triển trong kinh doanh. Trong Đó, một số ứng dụng điển hình có thể kể đến như sau:
Dự đoán kết quả với chiến lược kinh doanh sắp diễn ra
Trước khi tiến hành một chiến lược kinh doanh nào đó, doanh nghiệp sẽ dựa vào kết quả customer insight để có thể dự đoán khả năng có thể xảy ra có khả quan hay không.
Phân tích xu hướng
Dựa vào customer insight doanh nghiệp có thể phân tích được khách hàng sẽ có động thái gì. Và doanh nghiệp cần phải điều chỉnh những gì trên bảng kế hoạch, thì mới đạt được hiệu quả như mong đợi.
Đo lường yếu tố và nhu cầu của khách hàng
Khi sử dụng customer insight doanh nghiệp sẽ đo lường được những yếu tố khách quan nào, sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu và xu hướng sử dụng của nhiều đối tượng khách hàng khác nhau về các sản phẩm, dịch vụ.
Phân tích mối liên hệ giữa sản phẩm, dịch vụ
Customer insight có thể cho doanh nghiệp biết khi mua một loại sản phẩm nào đó, thì khách hàng thường có khả năng muốn mua thêm sản phẩm nào. Ví dụ như: Đối với những khách hàng có nhu cầu mua điện thoại, thì có khả năng sẽ mua thêm sạc dự phòng hoặc ốp lưng.
Một số phương pháp nghiên cứu customer insight hiệu quả
Để có được những customer insight tốt nhất, doanh nghiệp có thể áp dụng một số phương pháp nghiên cứu insight hiệu quả sau đây:
Phỏng vấn tiếp cận
Đây là phương pháp nhằm tìm hiểu về những trải nghiệm, của một người nào đó trong vai một người sử dụng. Từ đó có thể nắm bắt được suy nghĩ và nguyên nhân, tại sao họ lại đưa ra quyết định và lựa chọn như vậy. Sau khi có được những thông tin này, chúng ta có thể xác định được khách hàng mục tiêu của mình sẽ đến từ đâu.
Quan sát hành vi
Hành vi hàng ngày của người tiêu dùng sẽ phản ánh khách quan và chính xác nhất. Những nhu cầu và mong muốn về sản phẩm, dịch vụ thiết yếu mà họ đang cần. Dựa vào đó chúng ta có thể biết được, doanh nghiệp của mình nên phát triển sản phẩm nào, ở thời điểm nào mới đạt được hiệu quả cao về doanh thu.
Xác định vị trí của đối thủ trong lòng khách hàng
Nếu chúng ta biết những sản phẩm mà đối thủ cung cấp được khách hàng đánh giá như thế nào, sẽ biết được vị trí của đối thủ trong lòng khách hàng. Từ đó dễ dàng hơn trong việc lựa chọn hướng đầu tư, xây dựng kế hoạch phát triển vững mạnh.
Hy vọng với những gì đã chia sẻ trong bài viết insight là gì trên đây, có thể mang lại những thông tin hữu ích cho bạn đọc. Cũng như hỗ trợ các bạn trong việc tận dụng được hết khả năng của insight vào kinh doanh. Giúp doanh nghiệp xác định được hướng đi đúng đắn để thuận lợi phát triển trong tương lai.