Phim Cậu Vàng chính thức bị rút khỏi các hệ thống rạp lớn và bài học cho các nhà sản xuất phim

 

Tác phẩm phim điện ảnh Cậu Vàng của đạo diễn Trần Vũ Thủy được chuyển thể từ tác phẩm văn học Lão Hạc đã ngừng chiếu sau 2 tuần công chiếu, cùng với doanh thu lỗ hơn lớn.

Phim "Cậu Vàng" bị rút khỏi các rạp chiếu phim
Phim “Cậu Vàng” bị rút khỏi các rạp chiếu phim

Từ T2, 25/01, các rạp chiếu CGV và Lotte đã rút phim Cậu Vàng khỏi các rạp chiếu vì tình trạng rạp vắng tanh, chi phí chiếu phim không đủ bù đắp chi phí vận hành. Hiện nay, chỉ còn một số rạp nhỏ địa phương là còn chiếu. Tại các thành phố lớn, Beta là đơn vị hiếm hoi còn chiếu nhưng chỉ chiếu 1 suất/1 ngày và ở khung giờ xấu.

Nhìn một cách tổng quan, bộ phim Cậu Vàng chỉ lấy cảm hứng từ truyện ngắn của Nam Cao chứ không hoàn toàn trung thành với nguyên tác. Dĩ nhiên nhà làm phim có quyền cải biên chất liệu văn học sao phù hợp với câu chuyện điện ảnh mình muốn kể. Nhưng điều đáng nói ở đây là những biến tấu, thêm thắt của họ có phục vụ dụng ý nghệ thuật nào không? Tác phẩm mới nhất của đạo diễn Trần Vũ Thủy là một phiên bản mô phỏng sơ sài dựa trên các nhân vật và thế giới nghệ thuật của nhà văn Nam Cao.

Tính chân thực của sự “Cải biên”

EKip đầu tư phục dựng bối cảnh làng quê Bắc Bộ nhưng không tái hiện được đời sống kham khổ của người dân trong thời kỳ nạn đói hoành hành. Không có bối cảnh xã hội – lịch sử cụ thể, do đó câu chuyện về lão Hạc diễn ra hết sức hời hợt. Người xem khó mà hiểu tại sao lão Hạc lại khổ như vậy và cái khổ của lão bắt nguồn từ đâu. Trường hợp Binh Tư cũng tương tự, nếu không biết trước bối cảnh xã hội diễn ra câu chuyện thì bi kịch tha hóa của hắn chẳng còn sức nặng. Cùng với đó là việc tạo hình diễn viên “bóng bẩy” theo hình tượng hiện đại, quá rời xa cái bối cảnh nghèo đói của phim, rời xa tạo hình nhân vật của cả nguyên tác truyện lẫn nội dung phim. Cách xây dựng cậu Vàng có nhiều điểm vô lý. Một chú chó sống ở làng quê miền Bắc thời xưa chắc chắn sẽ không nhận được những biệt đãi như cậu Vàng, vì cậu đi đâu cũng được ôm ấp, cưng chiều, được lão Hạc cho nằm cạnh trên giường, mà quan điểm xem thú cưng như người bạn chỉ mới xuất hiện trong thời hiện đại. Trước đó, nhà sản xuất Cậu Vàng cũng gây tranh cãi khi tuyển chú chó để vào vai chính là giống chó Shiba Inu vốn là một trong những giống chó quý có nguồn gốc Nhật Bản.

Sáng tạo riêng của phim là nối dài câu chuyện về người Vợ Ba của Bá Kiến, cũng như mô tả quá trình hoàn lương của Binh Tư. Dẫu vậy, những chi tiết sáng tạo như vậy lại khiến cho mạch truyện rời rạc. Phim có quá nhiều tuyến nhân vật mà không có một nhân vật trung tâm dẫn dắt. Những bi kịch nhỏ lẻ của lão Hạc, Binh Tư hay người vợ ba trở nên phân mảnh, không có điểm kết nối chung. Vai trò của những nhân vật như Bá Kiến, ông giáo… càng về cuối phim càng mờ nhạt.

Chính sự cải biên đầy ôm đồm khi thêm nhiều tuyến tính nhân vật như vậy khiến mâu thuẫn trong tuyến truyện của các nhân vật không được giải quyết triệt để thay vào đó là sự gượng ép, khiến phim  khép lại chóng váng, dễ quên. 

“Sự cẩu thả trong bất kì nghề gì cũng là một sự bất lương. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện.” (Nam Cao)

Kỹ thuật làm phim là “lớp makeup” của cả bộ phim

Ekip sản xuất phim Cậu Vàng đã tạo ra sự lẫn lộn giữa phim điện ảnh và phim truyền hình trong tác phẩm với phần nội dung kịch bản không rõ ràng cấu trúc của hồi, chương. Cộng hưởng cùng vấn đề không tái hiện được bối cảnh khiến mạch phim trở nên lộn xộn. Vốn đạo diễn phim cũng nói rằng mục đích nội dung của phim nhắm tới là luật nhân quả và đối nhân xử thế nhưng không có nghĩa nó được rời xa khỏi tuyến tính, cấu trúc vốn cần có của một bộ phim điện ảnh. 

Với phần hình ảnh, Cậu Vàng mang lại kha khá cảm giác khó chịu cho người xem khi bị lỗi ở màu phim, dựng phim khá nhiều. Màu sắc lộn xộn, lúc nóng lúc lạnh, hình ảnh nhiều phân cảnh bị bể, nhòe. Nhiều ý kiến chê màu sắc của phim thiếu hài hòa, nhất là ở những cảnh hồi tưởng quá khứ. Đoạn kể về những khoảnh khắc tăm tối như giai đoạn người nông dân mất mùa, bị lũ cường hào ác bá bóc lột sưu thuế thì màu sắc và hình ảnh trong phim rất tươi sáng, thơ mộng. Hình ảnh phim bày ra đôi khi mâu thuẫn với diễn biến chuyện phim và câu thoại của các nhân vật, ví dụ đoạn lão Hạc cảm thán rằng người dân ở đây đối xử với nhau như ác thú, trong khi mọi người đã cùng chung tay giúp lão xây dựng lại mảnh vườn.

Với âm thanh, một số đoạn tiếng động bị lệch khỏi hình, khi Lý Cường tát tay sai vài giây sau mới có âm thanh. Nhiều đoạn thoại nhân vật nói thầm thì tiếng lại to, nhân vật hét tiếng lại nhỏ. Nhạc nền bị sử dụng không hợp lý với cảm xúc của cảnh.

Khán giả quyết định số phận của một bộ phim điện ảnh ngoài rạp

Càng ngày sức ảnh hưởng từ mạng xã hội, từ những phát ngôn, đánh giá của cộng đồng mạng càng trở lên mạnh mẽ và có sự ảnh hưởng tới nhiều việc.

Từ khi casting, tác phẩm phim Cậu Vàng đã không được lòng khán giả khi người nhận vai cậu Vàng lại là giống chó Shiba. Rất nhiều người đã lên tiếng phản đối việc lựa chọn giống chó này vào vai chính vì sợ ảnh hưởng tới giá trị hiện thực của phim, sợ khác biệt nhiều so với nguyên tác. Thời gian đó, sự phản đối từ phía khán giả được dấy lên rõ ràng, sự tẩy chay cũng xuất hiện tự trước khi bộ phim được công chiếu cho đến khi ra rạp. Ban đầu là sự góp ý, khó hiểu đến từ phía khán giả, sau khi nhận được sự hồi đáp của bên Ekip thì trở thành phản đối.

Một trong những nguyên nhân trực tiếp gây nên nạn đói năm 1945 là những hậu quả của chiến tranh tại Đông Dương. Các cường quốc đang chiếm đóng Việt Nam như Pháp, Nhật Bản vì mục đích phục vụ chiến tranh đã lạm dụng và khai thác quá sức vào nông nghiệp vốn đã lạc hậu, đói kém gây nhiều tai họa ảnh hưởng đến sinh hoạt kinh tế của người Việt. Như vậy, việc nhà sản xuất phim chọn quốc khuyển của Nhật vào vai cậu Vàng chẳng khác nào “cú tát” vào mặt khán giả. Nhiều cư dân mạng cho biết, họ không phải kỳ thị giống chó Shiba Inu, tuy nhiên việc lựa chọn “diễn viên” này phải phù hợp với hoàn cảnh lịch sử.

Đoàn làm phim cũng cho biết không tìm được chú chó nào tốt hơn để thủ vai cậu Vàng thế cho chú chó đã được nhận vai. Đúng là, trong khoảng thời gian ngắn để huấn luyện 1 chú chó với đúng nguyên tác trở lên phù hợp với tác phẩm phim là chuyện rất khó nhưng không có nghĩa nó bất khả thi. 

Không chỉ vậy, việc phản hồi lại sự phản đối của khán giả từ phía nhà làm phim, các page pr của phim, sns các diễn viên trong phim cũng không tốt, khiến khán giả càng rõ ràng về thái độ trong việc ủng hộ phim Cậu Vàng.

 

Kết luận

Theo nhà phê bình điện ảnh Lê Hồng Lâm, “Cậu Vàng” chết không phải vì dở mà do chính cái giả ngập tràn làng Vũ Đại. Cái sai lệch trong tư duy làm phim, cái giả, cái minh họa sống sượng trong từng khuôn hình, từng phân cảnh mới thực sự giết chết bộ phim “Cậu Vàng”.

Sản xuất TVC tặng sóng truyền hình
Công ty truyền thông Ocean 

Hiểu được sự quan trọng của từng khâu trong sản xuất phim, sản xuất video, Công ty truyền thông Ocean với hơn 10 năm kinh nghiệm được dẫn dắt bởi đạo diễn Lê Đại Dương đưa đến các sản phẩm về quay dựng, lên nội dung kịch bản (Phim sitcom, video giới thiệu sản phẩm, video giới thiệu doanh nghiệp, video viral dạng đóng phim, video viral dạng phim tài liệu, TVC và các sản phẩm cao cấp,…) đầy chất lượng, đặt khán sự hài lòng của giả tiếp nhận nội dung sản phẩm lên đầu. 

Để biết thêm chi tiết, vui lòng liên lạc với công ty theo thông tin liên hệ bên dưới:

Phone: 02877768999

Hotline: 0962376363

Email: daiduong@oceanmedia.com.vn

Liên hệ: info@oceanmedia.com.vn

Kinh doanh: sales@oceanmedia.com.vn

Trụ sở: Số 2 Ngõ 28/95 Đại Linh, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Văn phòng: Tầng 5 Tòa nhà Trung Yên Plaza số 1 Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam